12a1 VT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


12a1 vt
 
Trang chủTrang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
Keywords
Most Viewed Topics
Phim hành động hài mỹ " Cat Run 2011" 18+
Không thank tính sao anh google !!!
Phim hoạt hình conan phần 1 (tập 91-->100)
Phần mềm EV-Shuttle 4.0 full crack (dịch tiếng anh đoạn văn luôn mại dô)
Phim SEX đầu tiên trong lịch sử
Phát hoảng với “thảm họa” mới của V.Pop(HKT-HKT-M)
[Thuyết Minh] Phim bộ Hàn Quốc "City Hunter" (Thợ Săn Thành Phố)
Phim hoạt hình conan phần 1 (tập 71-->80)
Phim hoạt hình conan phần 1 (tập 101-->110)
Nhạc phim Công chúa Hoàn Châu
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Affiliates
free forum

Poll

 

 Xôn xao việc phiên âm gây cười trong ngoại giao

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1185
Join date : 02/06/2011
Age : 33
Đến từ : Hàn quốc

Xôn xao việc phiên âm gây cười trong ngoại giao  Empty
Bài gửiTiêu đề: Xôn xao việc phiên âm gây cười trong ngoại giao    Xôn xao việc phiên âm gây cười trong ngoại giao  EmptySat Nov 26, 2011 7:57 pm

Cư dân đang xôn xao về cách phiên âm tên riêng của một số báo. Có những tên riêng nước ngoài khi phiên âm ra tiếng Việt đã tạo ra những cụm từ có ý nghĩa không được đẹp.

Xôn xao việc phiên âm gây cười trong ngoại giao  T410454

Bức ảnh scan đang được cư dân mạng bàn về phiên âm
Cộng đồng mạng đang bàn luận sôi nổi về cách phiên âm tên riêng của báo Nhân Dân: “Nhận lời mời của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, Ðoàn đại biểu QH Vương quốc Thái-lan do Ngài Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn, Chủ tịch QH và Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái-lan dẫn đầu, đã tới Hà Nội, bắt đầu thăm hữu nghị chính thức Việt Nam”.
Đây vốn là cách phiên âm không chỉ riêng báo Nhân Dân mà còn được nhiều báo sử dụng. Cách phiên âm này không sai nhưng vấn đề đặt ra ở đây chính là khi phiên âm ra tiếng Việt những tên riêng này có những cụm từ ngữ nghĩa không được đẹp, gây cười và mất tính trang trọng.

PV báo điện tử Infonet đã có cuộc trao đổi với Phó Tổng biên tập tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, PGS TS Phạm Văn Tình:
- Theo ông nên để nguyên tên của người nước ngoài? Để tên theo phiên âm quốc tế? Hay vẫn cứ phiên âm ra tiếng Việt? Vì việc này cũng cần phải được bàn đến khi một cái tên nào đó phiên âm ra tiếng Việt rơi vào những không đẹp... thì sẽ làm thế nào?
Hiện tại đang tồn tại mấy cách xử lí tên riêng nước ngoài vào tiếng Việt: 1. Phiên âm (Vd: Paris = Pa-ri, Shakespeare = Sêch-xpia, Wayne Rooney = Uây-nơ Ru-ni...), 2. Dịch nghĩa (Vd: Red Sun = Mặt trời Đỏ, L’Humanité = Nhân đạo...), 3. Nguyên dạng (Vd: Paris, Shakespeare, Bill Clinton...), hoặc chuyển tự (Vd: Moskva, Garry Kasparov, Pravda...). Mỗi giải pháp đều có những mặt được và chưa được. Tuy nhiên, ta phải chọn giải pháp nào hợp lí nhất để sử dụng.

Trong giao tiếp ngôn ngữ, người ta giao tiếp bằng lời (nói/nghe) và bằng tự dạng (viết/đọc). Khi đọc, người ta nhận diện bằng mặt chữ (Rất ít người đọc thành lời, trừ khi cần thiết). Tên riêng cốt để nhận biết và phân biệt, do vậy cần viết đúng theo mặt chữ như nó vốn có.

Những nước theo hệ chữ Latin thì tên riêng được giữ nguyên dạng. Ví dụ: Brazil, Mexico, Liechtenstein, California, A Einstein,… Hầu hết các địa danh trên thế giới đã được viết theo tiếng Pháp và tiếng Anh và trở nên quen thuộc, vì vậy khi giữ đúng cách viết của một quốc gia về tên riêng của họ,
Những nước có hệ chữ không phải Latin, họ phiên tên riêng sang chữ Latin thế nào thì chúng ta theo đúng như vậy. Ví dụ: người Hàn viết Seoul thì ta cũng viết Seoul chứ không gọi là Hán Thành; Người Ấn viết Mumbai (còn gọi là Bombay) thì ta cũng viết vậy. Ta cũng theo người Nhật gọi Tokyo chứ không gọi Đông Kinh nữa.

Tôn trọng những tên gọi truyền thống, quen thuộc – có từ trước 1945 và nay vẫn dùng - nhất là những tên gọi phù hợp với nguyên lí tiết kiệm trong ngôn ngữ. Những tên riêng gốc Hán đã vào tiếng Viết lâu đời thì giữ nguyên: Pháp, Anh, Đức, Nhật, Bỉ, Ý, Áo, Úc, Ấn Độ, Đan Mạch, Hy Lạp, Bắc Kinh, Hồng Kông, Thiên An Môn… Với những tên riêng Trung Quốc không quen thuộc, thì người ta viết thế nào chúng ta viết như vậy. Tên các vận động viên Trung Quốc được viết là Wang Hao, Hao haidong, Xie Jun, Li Tie,... thì chúng ta cũng viết vậy mà không cần truy lại cách đọc Hán Việt (vì nhiều khi khó có cơ sở để tra về tên gốc để đọc theo âm Hán Việt).

Nếu phiên âm, sẽ gặp nhiều rắc rối khi muốn tra về nguyên gốc, vì sự khác biệt của người phiên Saddam Hussein có thể phiên là : Xat-đam Hut-xanh/ Hu-xanh, Hu-xê-in; Ronan Reagan có thể phiên là: Rô-nan Ri-gân/ Rê-gân/Rê-gơn/Ri-gơn... Trong một loạt trận bóng đá Cup C1 chẳng hạn, nếu phiên âm thì chỉ sau một đêm, tên các cầu thủ tham gia sẽ được đọc mỗi cầu thủ một kiểu. Nếu muốn truy tìm thì đúng là “đánh đố” người đọc.
Phiên âm sẽ gặp những trường hợp khó xử. Vd: Upradit có thể phiên đọc thành: U-pra-đít/U-pra-***, Aidit có thể phiên đọc thành Ai-đít/ Ai-*** (theo cách đọc thành hai loại thanh điệu của miền Bắc và miền Nam: các-bin/ cạc-bin, cạc-vi-dit/ các-vi-dít, rì-dọt/ri-dọt...

Thiết tưởng, trong bối cảnh hoà nhập chung với quốc tế về mọi mặt, trong đó có hoà nhập ngôn ngữ, chúng ta không thể cố giữ quan điểm “dân tộc chủ nghĩa” bằng cách cố tình làm khác thế giới. Có thể nói, càng ngày xu hướng phiên âm càng không nhận được sự ủng hộ chung từ phía cộng đồng. Nhiều người bênh vực cho quan điểm này vì cho rằng phải trên quan điểm “quần chúng hoá”, với lập luận: “Nếu để nguyên dạng thì không phục vụ cho đông đảo bạn đọc (!)”. Tuy nhiên, bạn đọc nói chung (chiếm số đông) hiện nay không xa lạ gì với những tên riêng nguyên dạng Latin. Mỗi năm chúng ta có trên 26 triệu người ở bậc học phổ thông đến đại học. Họ sẽ là những người đại diện chung cho người đọc tương lai. Ngay cả những người đọc hiện tại thì trình độ cũng đã khác. Đa số quần chúng (nếu cần đọc thành lời) đều đọc và phát âm khá chính xác các từ như: Niels Borr, Honda, Future, Panasonic, Dream, SEA Games, World Cup, Rooney, Ronaldo, Fernandes, Fabregas… mà không khó khăn gì.

- Hiện nay báo chí đang rất "hỗn loạn" trong việc phiên âm, mỗi báo tự định cho mình một quy chuẩn riêng. Là một chuyên gia ngôn ngữ ông có ý kiến gì về vấn đề này?
Viết nguyên dạng vừa thể hiện sự tôn trọng tự dạng nguyên ngữ vừa tạo điều kiện thuận lợi khi tra cứu, tìm hiểu. Theo dõi thị trường sách báo những năm gần đây, ta thấy số báo còn giữ quan điểm phiên âm còn rất ít. Chính cuộc sống ngôn ngữ là căn cứ để ta phải thay đổi sao cho phù hợp. Trước đây, đa số các báo theo xu hướng phiên âm (như các báo quen thuộc: Nhân Dân, Lao Động, Hà Nội mới, Sài Gòn Giải phóng,...). Bây giờ, hầu hết các báo phát hành ở các tỉnh phía Nam và gần hết báo các tỉnh phía Bắc đều chuyển quan điểm là giữ nguyên dạng. Ngay một số báo lớn (như Quân đội Nhân dân, Hà Nội mới, Tạp chí Cộng sản…) vốn kiên trì việc phiên chuyển thì hiện tại đã ngả về hướng để nguyên dạng tên riêng nước ngoài. Đó là một xu hướng đang chiếm ưu thế bởi tính ưu việt, tiện lợi của nó. Vấn đề này, chính cuộc sống đã tìm ra câu trả lời.
- Xin chân thành cảm ơn ông!
Về Đầu Trang Go down
https://12a1vt.forumvi.com
 
Xôn xao việc phiên âm gây cười trong ngoại giao
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giấu xác người ngoài hành tinh trong... tủ lạnh suốt 2 năm
» Những cảnh cười bể bụng trong phim "chuyến xe bão táp"
» Hậu quả của việc mở cửa ôtô không cẩn thận

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12a1 VT :: Tin tức mới :: Tin Tức sock và lạ-
Chuyển đến